MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CHO NÔNG SẢN VỚI GIẢI PHÁP THIẾT KẾ WEBSITE
Cuộc sống ngày càng được nâng cao cả về chất lượng, cho nên nhu cầu tìm hiểu nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng hàng hóa thực phẩm của người tiêu dùng ngày càng khắt khe hơn. Hiện nay hình thức “đi chợ online” đang được nhiều người tìm đến. Ưu điểm của hình thức này là tiết kiệm được thời gian đi lại, nhanh chóng và tiện lợi.
Vì vậy, các doanh nghiệp đã linh động hơn trong việc tận dụng thương mại điện tử để xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường. Trong bối cảnh đó, VNTSC đã đem đến giải pháp thiết kế website bán hàng nông sản để góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp nơi đây phát triển thương mại điện tử.
BẠN SẼ NHẬN ĐƯỢC GÌ KHI THIẾT KẾ WEBSITE BÁN HÀNG NÔNG SẢN TẠI CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
Nắm bắt được xu hướng đó, các nhà bán hàng nông sản thực phẩm cũng cần tìm cách để hàng hóa của mình được quảng bá sâu rộng đến người tiêu dùng thông qua internet. Thiết kế website bán hàng nông sản chính là phương tiện trung gian để khách hàng tìm đến với dịch vụ của bạn một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
– Quảng bá sản phẩm nông sản không giới hạn không gian, thời gian: website chính là “cửa hàng online” kinh doanh toàn cầu luôn luôn mở cửa 24h/ngày và 7 ngày/tuần, 365 ngày/năm.
– Tiết kiệm chi phí một cách tối đa mà lại có thể tư vấn trao đổi thông tin cho khách hàng một cách chi tiết và tỉ mỉ nhất.
– Có thêm nhiều khách hàng mới, làm thỏa mãn cả những khách hàng khó tính nhất.
– Tạo ra hình ảnh doanh nghiệp được tổ chức khoa học và hiệu quả.
Website bán hàng nông sản chính là phương tiện tốt để tiếp thị sản phẩm, dịch vụ, hình ảnh của mình theo một hình thức mới.
( Trên đây là một số chức năng cần thiết của thiết kế website Nông sản. Tùy theo nhu cầu và đàm phán của khách hàng với công ty thiết kế sẽ thêm, sửa một số chức năng theo yêu cầu).
CÁC ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI THIẾT KẾ WEBSITE BÁN HÀNG NÔNG SẢN
Để website nông sản của bạn thật chuyên nghiệp và “hút khách hàng” hơn so với đối thủ cạnh tranh cần lưu ý một số điểm sau:
– Dễ dàng thay đổi giao diện website: Thay đổi giao diện web chính là mang đến sự mới mẻ cho khách hàng mỗi lần viếng thăm. Đặc biệt nông sản, thực phẩm của nước ta hay nông sản, thực phẩm nhập khẩu luôn thay đổi theo mùa hay những dịp lễ tết. Cần có một số template và thay đổi khôn khéo thông minh tránh thay đổi liên tục sẽ gây phản tác dụng.
– Bố cục website chi tiết tới từng trang web: Website càng chi tiết tới từng chi tiết nhỏ thể hiện được sự quan tâm của chủ website đến “cửa hàng online” của mình và thái độ tôn trọng đến với khách hàng. Bất kì ai cũng muốn ghé thăm một website giới thiệu hoặc bán những sản phẩm được bố trí một cách hợp lý và chăm sóc hình ảnh, giao diện dễ nhìn. Các phần Header, Menu, Content, Footer,.. được phân định rạch ròi giúp cho khách đỡ mất thời gian lần mò tìm kiếm cách sử dụng.
Đặc biệt, người tiêu dùng khi chọn mua nông sản họ sẽ quan tâm đến nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng, thời hạn dùng, hình ảnh sản phẩm. Do vậy nếu khi mô tả sản phẩm càng chi tiết càng tốt. Hình ảnh của sản phẩm cần rõ, nét và đẹp sẽ thu hút hơn.
-Tùy biến nhóm quảng cáo, nhóm sản phẩm, nhóm tin tức: Với việc kinh doanh thương mại điện tử, các nhóm sản phẩm, chiến dịch quảng cáo, tin tức khuyến mãi cần được cập nhật và thay mới liên tục và mới nhất. Đặc biệt là quảng cáo và khuyến mãi, việc này giúp cho khách hàng siêng năng ghé thăm trang web của bạn hơn để cập nhật những thông tin mới.
– Quảng cáo và tiếp thị tốt nhất: website bán hàng nông sản của chúng tôi đã được tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và giúp cho khách hàng tiềm năng tìm thấy cửa hàng của bạn khi họ sử dụng công cụ tìm kiếm.
+ Đặt thẻ tiêu đề cho từng sản phẩm
+ Thẻ mô tả và từ khóa
+ Tùy chỉnh URL của trang
+ Bổ sung thẻ alt cho hình ảnh
+ Tối ưu hóa theo chủ đề SEO
+ Xây dựng liên kết thân thiện với các bộ máy tìm kiếm…
Trên đây là những điểm cần lưu ý giúp bạn tham khảo trước khi quyết định thiết kế website bán hàng nông sản.
MODULE CẦN THIẾT CỦA WEBSITE BÁN HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM THIẾT KẾ
1. Thiết kế đồ họa, giao diện: Thiết kế giao diện đẹp.
2. Module giới thiệu công ty: Trình bày thông tin giới thiệu về công ty, lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ chức, các đơn vị thành viên…
3. Module giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ: Cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết về các sản phẩm dịch vụ được chia theo danh mục mỗi danh mục có nhiều sản phẩm bên trong trình bày dưới dạng list sản phẩm,dịch vụ. Các thành phần này có thể bao gồm hình ảnh, mô tả và giá thành và không giới hạn danh mục sản phẩm.
4. Module khách hàng – đối tác: Giúp đưa thông tin về đối tác, khách hàng, dự án của công ty.
5. Module quản lý sản phẩm: Có thể thêm/xóa/sửa các thể loại sản phẩm, không giới hạn số lượng.
6. Module giỏ hàng – Shopping Cart: Bao gồm các chức năng giỏ hàng, đơn hàng, quản lý khách hàng… Khách hàng có thể chọn hàng và đăng ký đặt mua hàng một cách dễ dàng.
7. Module sản phẩm mới: Hiển thị các sản phẩm/dịch vụ mới nhất của công ty bằng các hình ảnh tiêu biểu, khách hàng có thể click vào hình sản phẩm để xem thông tin và hình ảnh mô tả chi tiết về sản phẩm đó.
8. Module tiện ích, thăm dò ý kiến: Giúp bạn thu thập được những phản hồi của khách hàng một cách hiệu quả nhất.
9. Module tìm kiếm: Cho phép tìm các thông tin trên website bằng các từ khóa có liên quan.
10. Module quảng cáo: Cho phép đặt các quảng cáo logo, banner trên website.
11. Module tuyển dụng: Hiển thị thông tin tuyển dụng, cơ hội việc làm.
( Trên đây là một số module cơ bản cần có trong thiết kế websie bán hàng nông sản, tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng mà sẽ thêm, bớt module cho phù hợp nhất).